Lịch sử hình thành, phát triển

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN

Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên hiện nay, tiền thân là Ban Tổ chức Dân chính trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu (cũ). Qua các giai đoạn của cách mạng, với những tên gọi khác nhau: Ban Tổ chức Dân chính, Ban Tổ chức, Ban Tổ chức Chính quyền, Sở Nội vụ.
- Ban Tổ chức Dân chính (1965 - 1968): Được thành lập theo Quyết định số 756/QĐ ngày 20 tháng 11 năm 1965 của Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu (cũ), có chức năng, nhiệm vụ: Là cơ quan nghiên cứu và nghiệp vụ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính tỉnh; đồng thời dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ. Đồng chí Lâm Sung – Chủ tịch Ủy ban Hành chính kiêm Trưởng ban; các đồng chí Nguyễn Huy Giáp, Phạm Thơ, Hoàng Thị Tuyết lần lượt được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban.
- Thời kỳ Ban Tổ chức (1968 - 1971): Được tách ra từ Ban Tổ chức Dân chính theo Quyết định số 414/QĐ ngày 21 tháng 8 năm 1968 của Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu (cũ), Các đồng chí Nguyễn Ngọc Thưởng, Phùng Văn Đậu, Phan Cúc lần lượt được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban.
Thời kỳ này, Ban Tổ chức đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ: Giúp Ủy ban hành chính tỉnh kiện toàn chính quyền các cấp về mọi mặt, nhất là cấp xã; nghiên cứu phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định của nhà nước; xây dựng các đề án, hồ sơ về phân vạch hoặc điều chỉnh địa giới trình Bộ Nội vụ quyết định; quản lý tổ chức bộ máy nhà nước; cùng với các ngành liên quan thực hiện công tác tiền lương đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp theo quy định của nhà nước; được Ủy ban hành chính tỉnh ủy quyền xét, xếp lương cho cán bộ, viên chức thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp; quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức, công tác cán bộ thuộc hệ quản lý của Ban.
- Thời kỳ Ban Tổ chức Chính quyền (1971 - 2004): Được đổi tên từ Ban Tổ chức theo Quyết định số 19/QĐ ngày 17 tháng 9 năm 1971 của Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu (cũ) và tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức đến tháng 9 năm 2004. Các đồng chí Vũ Hợi, Lê Huy Tiến, Nguyễn Minh Quang, Hoàn Khụt lần lượt được bổ nhiệm làm Trưởng ban; các đồng chí Văn Hữu Bằng, Đỗ Quý Tiến, Phạm Khắc Quân lần lượt được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban.
Thời kỳ này, Ban Tổ chức Chính quyền đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu chỉ đạo thực hiện tốt việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh; bước đầu đổi mới công tác xây dựng nền hành chính nhà nước; đổi mới một bước bộ máy chính quyền nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tinh giản biên chế... đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn nhất định, góp phần cùng cả nước vượt ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội, từng bước tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới đất nước và thúc đẩy sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, tạo đà cho sự phát triển của đất nước trong những năm sau này.
- Thời kỳ Sở Nội vụ (từ tháng 9 năm 2004): Được đổi tên từ Ban Tổ chức Chính quyền theo Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ; theo đó, Sở Nội vụ có chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ; Từ tháng 05 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010, sau khi sáp nhập Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh, Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh, bộ phận Tôn giáo thuộc Ban Dân tộc tỉnh về Sở Nội vụ, đồng chí Hoàng Khụt tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc Sở; các đồng chí Phạm Khắc Quân, Lê Hữu Khang, Nguyễn Xuân Bộ, Nguyễn Thị Mai làm Phó Giám đốc Sở. Từ đó, Sở Nội vụ có thêm chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ Nhà nước; Tôn giáo; thi đua – khen thưởng và công tác thanh niên.
Từ tháng 02 năm 2012 đồng chí Lê Hữu Khang được bổ nhiệm và giữ chức vụ Giám đốc Sở; các đồng chí Hoàng Văn Nam, Nguyễn Thị Mai, Bùi Thị Hương, Lê Đình Tuyên, Trịnh Hoàng Thắng, Bùi Thị Quế Anh lần lượt được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở. Đồng chí Lê Hữu Khang nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH từ ngày 01/7/2021.
Hiện nay, tập thể lãnh đạo Sở Nội vụ gồm có: Đồng chí Trịnh Hoàng Thắng – Tỉnh Uỷ viên - Giám đốc Sở; các đồng chí: Lê Đình Tuyên, Bùi Thị Quế Anh, Vũ Minh Hồng – Phó Giám đốc Sở.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ hiện gồm có 08 đơn vị thuộc Sở và 02 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thuộc Sở gồm có: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Tổ chức, biên chế và tổ chức phi chính phủ; Phòng Công chức, viên chức; Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên; Phòng Cải cách hành chính;Phòng Quản lý tín ngưỡng, tôn giáo; Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ. Đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng, Trung tâm Lưu trữ lịch sử.
Tổng số công chức, viên chức và hợp động là động là 88 người, trong đó công chức 67 người, viên chức 12 người và hợp đồng lao động 09 người (Nam 39, Nữ: 49); Công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số: 09 người.
* Về tổ chức Đảng, Đoàn thể gồm: 01 Đảng bộ, 08 chi bộ, 75 Đảng viên; Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 29 đoàn viên; 01 công đoàn cơ sở gồm 88 công đoàn viên.
Về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức:

+ Trình độ chuyên môn: Sau đại học: 18 người; Đại học: 59 người; Cao đẳng: 03 người; Trung cấp, công nhân kỹ thuật: 08 người.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, Cử nhân: 12 người; Trung cấp: 19 người.
Quản lý nhà nước: Giữ ngạch chuyên viên cao cấp 01 người, giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương: 19 người; giữa ngạch chuyên viên và tương đương: 46 người; cán sự: 05 người./.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây