Một số điểm mới trong Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ
Phòng TC,BC&TCPCP
2024-06-12T22:52:45-04:00
2024-06-12T22:52:45-04:00
http://snv.dienbien.gov.vn/vi/news/to-chuc-bien-che-va-to-chuc-phi-chinh-phu/mot-so-diem-moi-trong-nghi-dinh-so-56-2024-nd-cp-ngay-18-5-2024-cua-chinh-phu-442.html
/themes/default/images/no_image.gif
Sở Nội vụ Điện Biên
http://snv.dienbien.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 09/06/2024 22:51
Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Nghị định sửa đổi, bổ sung có một số điểm mới như sau:
Một là, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó Nghị định quy định “Tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Hai là, Nghị định bổ sung quy định về ngạch công chức làm công tác pháp chế gồm “ngạch pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp và chế độ hỗ trợ dành cho pháp chế viên, pháp chế viên chính và pháp chế viên cao cấp”, so với quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP chỉ quy định công chức làm công tác pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên. Nghị định cũng bổ sung quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế; quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.
Ba là, sửa đổi quy định về tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Theo quy định trước đây thì căn cứ nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập phòng Pháp chế ở 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tuy nhiên theo quy định mới thì tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được thành lập ở các cơ quan chuyên môn có phạm vi quản lý rộng, yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp và do UBND tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương, không quy định cụ thể được thành lập ở cơ quan chuyên môn nào; trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chí thành lập tổ chức pháp chế thì bố trí trong Văn phòng hoặc phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Bốn là, bổ sung quy định tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó Nghị định quy định “căn cứ vào yêu cầu công tác pháp chế, cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập tổ chức, bộ phận pháp chế chuyên trách hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập”.
Năm là, sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ, chính sách đặc thù cho công chức, viên chức làm công tác pháp chế. Theo đó, Nghị định quy định “căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc”, so với quy định trước đây quy định “công chức, cán bộ và viên chức pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề”.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi một số quy định về nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước; quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định chuyển tiếp để xét chuyển ngạch chô công chức làm công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng.
Như vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 đã khắc phục được một số bất cập trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế; về tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; về tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế; về điều kiện bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế…nhằm nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật./.
Tác giả: Phòng TC,BC&TCPCP